Putin đang trong giai đoạn khá đau đầu vì giá dầu lao dốc
Ông Putin đã giúp người lao động Nga không bị sa thải hàng loạt trong khủng hoảng tài chính 2008, khi giá dầu còn giảm mạnh và xuống thấp hơn hiện tại, Gaddy cho biết. Vì thế, nếu Nga lại đối mặt với tình huống đó hiện nay, ông Putin hoàn toàn đã có kinh nghiệm. “Nếu giá dầu giảm trong thời gian dài, mấu chốt là đừng để người dân mất việc thôi”, ông nói.
Giá dầu lao dốc nửa năm qua đang khiến Nga thất thu, do ngân sách nước này sẽ mất khoảng 80 tỷ rouble (2 tỷ USD) nếu dầu giảm một USD.
Hồi tháng 3, khi Nga lần đầu gửi quân sang Ukraine, mỗi thùng dầu có giá trên 100 USD. Nhưng hiện tại, con số này chỉ còn 81 USD, thấp nhất 3 năm qua.
Đây là thách thức lớn với Nga do nước này rất phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ. Hơn một nửa thu ngân sách nước này đến từ dầu khí. “Nga đang tiến gần hơn tới giai đoạn khó khăn rồi. Việc này rõ ràng đang co hẹp ngân sách của họ”, Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures cho biết trên CNN.
Dầu mỏ là con bài củng cố quyền lực chủ chốt của Tổng thống Nga – Vladimir Putin, từ sau khi ông lên nắm quyền năm 2000. Trong 8 năm sau đó, kinh tế Nga tăng trưởng với tốc độ trung bình 7%.
- Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
Một nhà máy dầu của Nga tại Stavropol. Ảnh: Bloomberg |
Theo tính toán của ông Maxim Oreshkin – Trưởng bộ phận chiến lược tại Bộ Tài chính Nga, ngân sách nước này sẽ mất khoảng 80 tỷ rouble (2 tỷ USD) nếu giá dầu giảm một USD. Năm 2009, Nga thâm hụt ngân sách 5,9% khi giá dầu trung bình là 61,3 USD, thấp hơn mục tiêu 98 USD để cân bằng ngân sách năm đó.
Giá dầu giảm sẽ khiến Nga có ít ngân sách dành cho phúc lợi xã hội hay trả lương công chức. Các công ty bị trừng phạt cũng đang tìm kiếm sự trợ giúp từ Chính phủ để duy trì chi tiêu, do các lệnh cấm huy động vốn của phương Tây. Tháng trước, hãng thông tấn Itar-Tass cũng cho biết chi tiêu quốc phòng của Nga sẽ tăng 21% năm tới. Và vài tuần sau đó, Bộ trưởng Tài chính Nga – Anton Siluanov tuyên bố không đủ ngân sách cho chương trình quốc phòng.
Kinh tế Nga hiện tại cũng rất u ám. Chỉ số Micex trên thị trường chứng khoán đã giảm 6% trong 3 tháng qua. Đồng rouble cũng mất giá 20% so với USD trong năm nay.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán Nga năm nay chỉ tăng trưởng 0,5% và năm sau là 0,3%. Viễn cảnh tồi tệ nhất là Nga rơi vào suy thoái năm nay và dấn sâu vào khủng hoảng trong 2 năm tới.
Cuộc khủng hoảng giá dầu thập niên 80 đã làm xói mòn nền kinh tế của Liên bang Xô Viết. Ông Putin từng cho biết sự sụp đổ của Liên Xô là một trong những thảm họa chính trị lớn nhất thế kỷ 20. Đến thời kỳ cựu Tổng thống Yeltsin, giá dầu vẫn tiếp tục giảm trong bối cảnh kinh tế Nga chứng kiến siêu lạm phát và lương nhân công đi xuống. Việc này đã đẩy họ vào cuộc khủng hoảng năm 1998.
- Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Phụ thuộc vào dầu là “yếu tố lớn khiến Liên Xô sụp đổ”, Michael Bradshaw – Giáo sư năng lượng toàn cầu tại Trường kinh tế Warwick cho biết trên Bloomberg. “Ông Putin đã hưởng lợi từ giá dầu cao suốt hai nhiệm kỳ. Vì thế, nhiệm vụ của ông ấy sẽ trở nên khó khăn hơn nếu giá cứ đi xuống như hiện nay”, ông nói.
Dù vậy, Michael Fitzpatrick – cựu chuyên gia phân tích năng lượng tại Kilduff Report cho biết giá dầu chưa giảm đủ để ảnh hưởng đến GDP và người dân Nga. “Tôi không cho rằng sẽ xảy ra bất ổn chính trị hay xã hội gì đó, trừ phi giá xuống thấp nhiều hơn nữa”, ông nói.
Clifford Gaddy – chuyên gia kinh tế Nga tại Viện Brookings cũng cho rằng “Kinh tế Nga hiện tại có thể đương đầu với vấn đề giá dầu thấp tốt hơn Liên Xô hay chính quyền thập niên 90. Một chiến lược gia như ông Putin chắc chắn đã cân nhắc mọi tình huống giá”.
Để giảm ảnh hưởng các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã thắt chặt quan hệ với Trung Quốc. Hồi tháng 5, hai nước ký hợp đồng bán khí đốt 400 tỷ USD trong 30 năm. Các ngân hàng Trung Quốc cũng tỏ thái độ sẵn sàng bù đắp khoảng trống khi Nga không thể huy động vốn từ Mỹ và châu Âu.
Ông Putin đã giúp người lao động Nga không bị sa thải hàng loạt trong khủng hoảng tài chính 2008, khi giá dầu còn giảm mạnh và xuống thấp hơn hiện tại, Gaddy cho biết. Vì thế, nếu Nga lại đối mặt với tình huống đó hiện nay, ông Putin hoàn toàn đã có kinh nghiệm. “Nếu giá dầu giảm trong thời gian dài, mấu chốt là đừng để người dân mất việc thôi”, ông nói.
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply