Cuộc sống của những phụ nữ lặng lẽ ở bến xe

Tưởng chừng công việc đơn giản là vậy, nhưng cũng đã có người phải “chuyển nghề” khác sinh sống. Đầu đội chiếc nón mê, ngồi cạnh một xe khách tuyến Điện Biên –Hà Nội, anh Tuân, 25 tuổi, quê ở Nam Định bày tỏ: “Khoảng 4 đến 5năm trước, anh cũng đã làm việc này. Hồi đó chỉ có một mình anh làm nên một ngày cũng “kiếm” lắm. Nhưng từ khi mấy cô kia “nhập môn”, anh bị bật sới vì càng ít khách nên anh chuyển sang bán hàng nước”.Là người có “kinh nghiệm trong nghề”, anh Tuân thổ lộ thêm: Làm nghề này không vất vả nhưng phải chăm và tỉ mỉ. Đặc biệt là phải trung thực thì để họ tin tưởng mới nhận được mối lâu dài.

– Từ mờ sáng, họ đã có mặt tạibến xe Giáp Bát (Hà Nội) để đón những chuyến xe khách đường dài đầu tiên vàobến. Và chỉ đến khuya muộn họ mới lặng lẽ cùng chiếc xe cà tàng về nơi xómtrọ…

là nhà

Vừa đến bến xe nhộm nhoạm, chúng tôi đã thấy những người phụ nữ với dáng người nhỏ bé ẩn hiện thoăn thoắt bên những chiếc xe khách giường nằm để làm việc.

Trong chiếc xe Gia Lai – Hà Nội bừa bộn những rác, chị Đinh Thị Nhuấn chia sẻ: “Tôi làm việc này đã được hơn 4 năm rồi, trước kia cũng chỉ lang thang nhặt rác bán ve chai rồi được các chủ xe thuê quét dọn. Công việc thu nhập không nhiều, nhưng được cái là đều đặn”.

Hình ảnh Những phụ nữ lặng lẽ ở bến xe số 1
Chị Nhuấn cặm cụi lau chùi, dọn dẹp chiếc xe khách vừa cập bến
Theo chị Nhuấn, công việc còn nhẹ nhàng hơn đi bốc hàng. Chỉ cần một chút vốn mua nước tẩy rửa, trả tiền nước cho bến xe (20 nghìn/ngày) với rẻ lau và chổi là có thể “hành nghề” được. “Bắt đầu từ 4h30 sáng chúng tôi đã ở đây để làm việc, một  ngày lau dọn khoảng 5 đến 6 chiếc, giờ xe về không cố định nên lúc nào cũng phải túc trực”- chị Nhuấn cho biết thêm.

Cả bến xe chỉ có 4 phụ nữ chuyên nghề này, người lớn tuổi nhất cũng đến 56,người trẻ nhất mới có 29 tuổi. Họ đến từ những vùng quê khác nhau, đều có hoàn cảnh khó khăn nên cũng nhường nhịn, yêu thương nhau. Những ngày đầu mới hoạt động, họ chia ra thành từng khu vực để “hành nghề”. Lâu lâu thành khách quen của các chủ xe, nên cứ “chỉ mặt, nhớ tên” là họ gọi.

Vóc người nhỏ nhắn, nước da ngăm đen, mái tóc cháy nắng, chị Nguyễn Thị Huế,quê Lý Nhân, Hà Nam, người nhỏ tuổi nhất trong đội chia sẻ: “Vào thời buổi khó khăn, tìm công việc không phải dễ đâu em ạ, chị mới được thu nhập vào đội 3 năm, được mấy cô giúp đỡ nhiều, chứ lận đận khắp chốn rồi, khổ lắm.Ngày làm được khoảng 6 xe, mỗi xe 30 nghìn tiền công, trừ ‘vốn’ ra, mỗi ngày thu nhập khoảng 100 nghìn, trưa thì “ăn bờ ăn bụi” tại bến, tối mời về”.

Hình ảnh Những phụ nữ lặng lẽ ở bến xe số 2
Ước mơ của chị là có một khoản để cùng chồng làm ăn ổn định
Tưởng chừng công việc đơn giản là vậy, nhưng cũng đã có người phải “chuyển nghề” khác sinh sống. Đầu đội chiếc nón mê, ngồi cạnh một xe khách tuyến Điện Biên –Hà Nội, anh Tuân, 25 tuổi, quê ở Nam Định bày tỏ: “Khoảng 4 đến 5năm trước, anh cũng đã làm việc này. Hồi đó chỉ có một mình anh làm nên một ngày cũng “kiếm” lắm. Nhưng từ khi mấy cô kia “nhập môn”, anh bị bật sới vì càng ít khách nên anh chuyển sang bán hàng nước”.Là người có “kinh nghiệm trong nghề”, anh Tuân thổ lộ thêm: Làm nghề này không vất vả nhưng phải chăm và tỉ mỉ. Đặc biệt là phải trung thực thì để họ tin tưởng mới nhận được mối lâu dài.

Mỗi người mỗi cảnh

  • Bạn đang gặp rắc rối vì Tìm Việc khó khăn? Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!

Vì tìm kế sinh nhai mà họ “dạt” đến bến xe, những người phụ nữ chân chất từ các vùng quê nghèo này đã bươn chải khắp nơi để tìm con đường sống.

Chị Huế, người được mọi người ở bến xe này biết đến với hoàn cảnh đặc biệt éo le nói với chúng tôi bằng giọng ái ngại: “Nói ra thì xấu hổ, chị buồn mà không biết tâm sự với ai. Mẹ chị là vợ hai của bố, bố chị cũng có hai người con riêng. Nhà anh em không hợp nhau lắm. Đến năm chị 8 tuổi thì bố mất, 16t uổi thì mẹ mất. Nhà nghèo nên đến lớp 5 đã phải bỏ học đi làm ôsin cho các nhà giàu ở quê”.

Sau khi bố mẹ mất, anh em chia đàn xẻ nghé. Chị Huế “nam tiến” theo nghề ôsin được hai năm. Lương thì thấp, không dành dụm được nhiều, chị lại quay về Hà Nội với nghề phục vụ hàng cơm, hàng phở. Khoảng hơn 10 năm trước, chị có nghe tin bà chị gái bị mắc bệnh thần kinh, đi lẩn thẩn khắp nơi. Chị đã cố nghe ngóng khắp nơi mà vẫn chưa tìm thấy. Anh trai biền biệt trong Nam cũng không thấy trở về.

Bàn tay chi chít những vết bị “nước ăn”, chịcố đeo chiếc găng tay cao su vào rồi nói vui: “Có thuốc trời cũng không khỏiđược, bàn tay này gần như 24/24 sờ đến nước, đau cũng cố mà làm, đói thì cái gối nó phải bò thôi”.

Khi nhắc đến chuyện gia đình, chị Huế cứ tủmtỉm cười. Chị mới lập gia đình với một anh hơn chị 9 tuổi, cũng có hoàn cảnhéo le như chị.

“May mắn, anh ý cũng tốt nết, trước anh làm thợ hàn ở quê, sau gặp nhau, chị rủ lên đây làm xe ôm, mới được vài ngày,chưa thạo đường lắm, nhưng cũng kiếm khá hơn so với ở quê” – chị Huế thổ lộ.

Ước mơ lớn nhất của chị là có một số vốn nhỏcùng với chồng mới cưới đầu tư làm ăn cho ổn định.

Hình ảnh Những phụ nữ lặng lẽ ở bến xe số 3
Chị Huế chuẩn bị đồ nghề cho công việc đặc biệt này

Ở bến xe này, ai cũng có những hoàn cảnh khác nhau, họ cùng bám lấy ‘mảnh đất’ này để sống nên ai cũng quý mến và thông cảm hoàn cảnh của nhau.

Chị Hoài, quê ở Tuyên Quang, ngồi bán nước  nói: “Hoàn cảnh cái Huế ở đây ai cũng biết, nó sống vật vờ có một mình nên cũng tội nghiệp, thuê cái nhà trọ nhỏ tạm bợ gần bến này. Ai cũng quý nó, vì tính nó thật thà, hòa nhã. Các chủ xe hay cho nó quà bánh thêm lắm”.

Còn chị Phương (45 tuổi, quê Thanh Hóa) cũng lau dọn xe khách có thâm niênđến 4 năm, cũng hoàn cảnh không kém. “Ở quê không bám trụ được với ruộng đất, cô và chồng lên đây kiếm sống. Tự dưng lên đến đất này, chú sa vào cờ bạc, rượu chè. Bao nhiêu tiền kiếm được bị chồng thu hết, còn các con nheo nhóc ở quê” – mắt ngân ngấn nước chị Phương chia sẻ.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Danh Mục Khác

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>