Tân cử nhân mới ra trường bị ”chê”.

Rất nhiều doanh nghiệp chia sẻ khi tuyển dụng nhân lực mới, họ không chỉ chú trọng duy nhất bằng cấp chuyên môn mà các kỹ năng mềm cũng là một trong những điều kiện quan trọng. Thế nhưng, thực tế đào tạo hiện nay tại các trường lại “xuất xưởng” không ít cử nhân bị đánh giá “gà công nghiệp” so với yêu cầu thực tế.

 

 Quá thiếu kỹ năng mềm

Một khảo sát với trên 350 doanh nghiệp của trang JobStreet, hiện chỉ có 7,07% sinh viên được đánh giá tiếng Anh tốt, 52,19% khá, 40% còn lại chỉ thành thạo đọc và viết chứ chưa thể giao tiếp. Sau các kỳ thực tập, đa số doanh nghiệp đều nhận xét sinh viên còn thiếu các kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm… Ngoài ra, có nghiên cứu chỉ ra rằng thành công của một người được quyết định bởi 25% trình độ chuyên môn, bằng cấp; 75% còn lại là những kỹ năng mềm mà họ được trang bị. Thực tế hiện rất nhiều thanh niên và sinh viên Việt Nam dù đã ý thức hơn về kỹ năng mềm nhưng chính họ cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội tỏa sáng. Nhiều sinh viên học rất tốt các môn trong trường đại học nhưng khi làm việc lại gặp rất nhiều khó khăn. Có doanh nghiệp cho thử việc hàng trăm người nhưng chỉ rất ít trong số tân cử nhân đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

 

♠ Bạn đang cần Tìm Việc Làm hoặc Tìm Việc Nhanh để trang trải cho cuộc sống? Truy cập ngay website Mạng Việc Làm để có được những tin tức tuyển dụng được cập nhật thường xuyên!

 

 
 

Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh về nhu cầu tìm việc làm của trên 10.000 sinh viên từ năm 2009 – 2012, chỉ có khoảng 80% số sinh viên sau khi tốt nghiệp là tìm được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong tổng số sinh viên tìm được việc làm chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp; việc làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các tân cử nhân không được tuyển dụng là rất thiếu và yếu kỹ năng mềm.

Thiếu kỹ năng – yếu thực tế

PGS – TS Vũ Đình Thành – Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh thừa nhận, sinh viên mới tốt nghiệp của trường hiện nay có kiến thức nền rất tốt, tuy nhiên các kỹ năng thực tế, kỹ năng mềm còn yếu. Nhà trường chỉ có thể đào tạo kiến thức nền cho sinh viên để khi ra trường đáp ứng nhanh được nhu cầu tuyển dụng cơ bản của hầu hết các công ty; còn trong quá trình làm việc, các công ty phải có các khóa đào tạo chuyên sâu hơn để phù hợp với vị trí việc làm mà công ty tuyển dụng.

♠ Để có thể Tìm Việc nhanh chóng nhất, hãy tìm thông tin ở Mang Viec Lam để giành lấy cho mình một cơ hội!

Chung quan điểm, GS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT đánh giá: “Sinh viên hiện nay thiếu kỹ năng mềm, thiếu thực tế. Nhiều học sinh học cao đẳng mẫu giáo ra trường mà không biết bế trẻ, tắm và cho trẻ ăn thì làm sao có thể làm nghề?”.

Ngoài ra, hiện nay khâu định hướng nghề nghiệp yếu, dẫn đến học sinh không thể hình dung ra nghề nghiệp sau này của mình như thế nào, việc lựa chọn trường và nghề nghiệp của học sinh theo cảm tính. Nhiều học sinh không xác định được mình đi đâu sau khi tốt nghiệp THPT, không biết năng lực của mình phù hợp với ngành gì, không biết xã hội cần gì. Từ việc xem nhẹ khâu hướng nghiệp, học sinh thi đại học chỉ biết chăm chăm học chuyên môn mà bỏ qua việc rèn luyện và bồi dưỡng kỹ năng mềm.

Trên thực tế, vì định hướng kém nên học sinh yếu thực tế, tỉ lệ học nghề quá thấp dù tân cử nhân ế ẩm ngày càng tăng. Từ việc không hiểu dẫn đến việc chán học, không yêu thích ngành nghề đã học, không sâu chuyên môn và không trau dồi kỹ năng mềm dẫn đến khi ứng tuyển, đa số nhân lực này bị doanh nghiệp “chê”.

♠ Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Danh Mục Khác

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>