Kinh tế chia sẻ – “Đất màu” cho những dịch vụ mang tính chất trung gian

Một điểm bất lợi của mô hình chính là các cá nhân khi tham gia vào các mô hình này cần phải tự học xem điều gì hiệu quả và điều gì không. Không có liên đoàn hay tổ chức nào nói về tính an toàn, rủi ro cho họ. Cũng không có giám đốc nào dạy họ về việc nhận dạng những cơ hội tạo ra nhiều lợi nhuận nhất. Từ đó, nhu cầu cần có một cộng đồng, hay hội nhóm xuất hiện, nhằm giúp những người tham gia chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với nhau.

Trong thị trường kinh doanh chia sẻ, không chỉ có cơ hội cho những doanh nghiệp khởi xướng như AirBnb, Uber và những người tham gia đơn lẻ, mà còn có những cơ hội kiếm tiền cho những cá nhân hay doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ trung gian.

Kinh doanh chia sẻ vẫn được biết đến là một hình thức giúp những người tham gia thu được lợi nhuận bằng việc cho thuê những tài sản sẵn có, như nhà ở với mô hình AirBnB hay xe hơi như Uber.

Nhưng với sự phát triển không ngờ của kinh tế chia sẻ, các mô hình kinh doanh chia sẻ đang ngày càng chuyên nghiệp hơn, và với một số người, đó không còn là công thêm, mà đang trở thành công việc chính của họ.

  • Các Nhà Tuyển Dụng hiện nay đang tích cực tìm kiếm những ứng viên và gợi ý cho các ứng viên Việc Làm của mình, giúp đỡ những người mong muốn tìm được Việc Làm Nhanh, và đúng chuyên môn.
Kinh tế chia sẻ - “đất màu” cho dịch vụ trung gian

Sự dịch chuyển này đang diễn ra ở nhiều nơi và một số doanh nhân khởi nghiệp nhạy bén đang định vị chính mình với vai trò người cung cấp các dịch vụ trung gian – một khái niệm rất mới và từng được coi là không tưởng tượng được trong kinh tế chia sẻ.

Trong một nghiên cứu mới đây, Nielsen đã khám phá ra rằng cứ 3 người thì có 2 người sẵn sàng tham gia vào kinh tế chia sẻ, dù là bằng việc chia sẻ tài sản của mình hay tài sản của người khác.

Vậy những người trung gian này là ai và họ đang phát triển dịch vụ hay công việc kinh doanh gì? Dưới đây là 3 hình thức bạn nên biết:

1. Người chia sẻ nguồn lực: Tận dụng và tối đa hoá nguồn lực về tài sản

Trong các thành phố lớn, nhu cầu sử dụng dịch vụ chia sẻ là vô cùng lớn, do vậy những người chia sẻ nguồn lực (power-sharer) này sẽ mua các tài sản sau đó sử dụng những tải sản này để cho các cá nhân muốn tham gia vào thị trường kinh tế chia sẻ thuê lại.

Một ví dụ điển hình là doanh nghiệp Breeze, hiện đang hoạt động tại San Francisco và Los Angeles. Nhận thấy rằng nhiều cá nhân đang tìm kiếm công việc trong kinh tế chia sẻ như một công việc chính cho mình, nhưng lại gặp phải vấn đề không có tải sản để tham gia, Breeze cung cấp xe hơi cho những cá nhân này theo hình thức cho thuê linh động.

Với mỗi cá nhân, Breeze áp dụng một mức phí thành viên và phí duy trì hàng tuần. Người thuê có thể sử dụng xe hơi của Breeze để trở thành “tài xế” cho Uber, hoặc là người mua sắm cho Instacart hay người dọn dẹp cho Homejoy.

Instacart cung cấp dịch vụ đi chợ giúp các gia đình, sử dụng mạng lưới người mua sắm của họ – còn gọi là Personal Shopper . Để trở thành người mua sắm của Instacart, mỗi cá nhân chỉ cần là người thích mua sắm, có xe hơi và điện thoại. Khách hàng chỉ cần ngồi nhà, cung cấp danh sách đồ cần mua, và những Personal Shopper này sẽ đi chợ và giao hàng tận nhà khách hàng.

  •  Những Viec LamViệc Làm 24h sẽ là kho tàng việc làm dành cho bạn, hãy đến và tìm kiếm công việc mình ưng ý nhất nhé!

Với Homejoy, họ cung cấp dịch vụ dọn nhà cho các gia đình, sử dụng mạng lưới người dọn nhà chuyên nghiệp. Để trở thành người dọn nhà của Homejoy, mỗi cá nhân cũng cần có xe hơi để thuận tiện cho việc đi lại. Vậy là, một cá nhân thuê xe của Breeze có thể sử dụng để cho cả Uber, Instacart hay Homejoy. Và không giống như những dịch vụ thuê xe truyền thống, bạn có thể huỷ việc thuê xe một cách dễ dàng miễn là bạn thông báo trước 2 tuần.

2. Người vận hành nguồn lực: Trợ giúp những người tham gia vào kinh tế chia sẻ với các công cụ chuyên sâu

Thị trường kinh tế chia sẻ hiện nay đang đáp ứng số lượng lớn những cá nhân chia sẻ. Thường thì, những người chia sẻ này khó có thể biết được cách thức vận hành một công việc kinh doanh, hay không có thời gian hoặc mong muốn tìm hiểu điều đó.

Chẳng hạn, bạn quyết định thay vì bán nhà của mình, bạn sẽ cho thuê nhà trên Airbnb hay Homeaway. Nhưng là người chia sẻ tài sản, bạn lại thiếu các công cụ cần thiết để vận hành việc cho thuê nhà một cách hiệu quả. Bạn sẽ rà soát các ứng viên như thế nào và làm cách nào để căn hộ hoặc ngôi nhà của bạn sạch sẽ sau mỗi lần khách sử dụng?

Nếu như bạn thực sự muốn đẩy mạnh hoạt động này trên AirBnb, bạn sẽ cần một hệ thống quản lý tài sản, một động cơ phân tích, công cụ tính giá tự động v.v…

Hiện nay, chưa có nhiều người đóng vai trò vận hành nguồn lực (power-operator) cung cấp các công cụ như vậy. Một công ty có tên Pillow hiện cung cấp dịch vụ làm sạch căn hộ giúp bạn mỗi lần khách sử dụng xong, hoặc tối đa giá và tỷ lệ sử dụng căn hộ. Đổi lại, người tham gia trích cho họ một phần hoa hồng nhận được từ AirBnb.

Một công ty khác là ZenDrive, họ rà soát và tìm kiếm những tài xế tiềm năng, và khi các tài xế này có được công việc qua Uber, họ sẽ giúp các tài xế quản lý hoạt động và thu 1 mức phí nhỏ mỗi tháng.

3. Người tổ chức nguồn lực: Tổ chức những hội nhóm và gây dựng niềm tin

Một điểm bất lợi của mô hình kinh tế chia sẻ chính là các cá nhân khi tham gia vào các mô hình này cần phải tự học xem điều gì hiệu quả và điều gì không. Không có liên đoàn hay tổ chức nào nói về tính an toàn, rủi ro cho họ. Cũng không có giám đốc nào dạy họ về việc nhận dạng những cơ hội tạo ra nhiều lợi nhuận nhất. Từ đó, nhu cầu cần có một cộng đồng, hay hội nhóm xuất hiện, nhằm giúp những người tham gia chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với nhau.

Ví dụ chính là một thanh niên ở Mỹ có tên Harry Campbell, là một kỹ sư nhưng trong thời gian rảnh rỗi, anh là lái xe cả Uber, Lyft và Sidecar. Harry đã bắt đầu phát triển website therideshareguy.com, chia sẻ những lời khuyên giúp các tài xế tối đa hóa thu nhập từ việc làm tài xế cho các doanh nghiệp chia sẻ.

Một trang khác, peers.org đã đưa dịch vụ này lên cấp độ mới bằng cách tạo ra một nền tảng giúp các cá nhân dễ dàng tìm việc, so sánh và quản lý công việc của họ khi tham gia vào các doanh nghiệp trong thị trường kinh tế chia sẻ.

Kinh tế chia sẻ có thể coi là nguồn cơ hội khổng lồ xét về sự giàu có về tài chính và mức độ năng động xã hội, được củng cố bởi các mạng xã hội hiện nay.

Trước khi kinh tế chia sẻ trở thành xu hướng chính của xã hội và các các hãng lớn chính thức cạnh tranh trong thị trường, vẫn còn rất nhiều cơ hội dành cho những doanh nhân khởi nghiệp thông minh và tham vọng tận dụng những thị phần độc đáo của thị trường đang phát triển chóng mặt này.

Hãy xem thêm những công việc đang ứng tuyển sau đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Danh Mục Khác

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>