Liên kết đào tạo những vẫn khó khăn

“Các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa luôn mong muốn tuyển dụng được nguồn nhân lực lành nghề có trình độ, kỹ năng nhưng lại không mấy mặn mà trong việc liên kết với các đơn vị dạy nghề để đào tạo người lao động. Nghịch lý này là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng nguồn nhân lực còn thấp”.

Ông Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề, nhận định như vậy về nguồn nhân lực trong các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam.


Để có lao động giỏi nghề, Công ty Nissei Electric Việt Nam (KCX Linh Trung – TPHCM) luôn chú trọng đào tạo tay nghề cho công nhân

Chỉ 25% lao động qua đào tạo

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2011, DN nhỏ và vừa chiếm 98% trong tổng số 510.000 DN trên cả nước, thu hút khoảng 9,5 triệu lao động. Tuy nhiên, số lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 25%. “Trong bối cảnh đó, DN nên có sự liên kết với các đơn vị dạy nghề để tìm kiếm nhân lực phù hợp. Sự kết hợp này sẽ mang lại lợi ích chung cho cả hai bên; DN không phải đào tạo lại, cơ sở dạy nghề cung cấp được nguồn lao động chất lượng” – ông Florian Beranek, cố vấn trưởng dự án trách nhiệm xã hội DN của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc, khuyên. 

Còn ông Mạc Văn Tiến phân tích mỗi DN có đặc điểm vùng miền, lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên chỉ có họ mới biết họ cần lực lượng lao động nào, trình độ ra sao. Bởi vậy, khi DN chuyển từ thụ động nhận sang chủ động tham gia đào tạo thì chính họ sẽ phản hồi những khiếm khuyết về nội dung, cách thức đào tạo; đề xuất xây dựng chương trình, danh mục, tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho nhà đào tạo. Có rất nhiều hình thức để DN tham gia đào tạo cùng đơn vị dạy nghề như hỗ trợ trang thiết bị, nhận học viên vào thực tập, đặt hàng đào tạo, cử chuyên gia đến giảng dạy, tham gia quá trình kiểm định chất lượng đầu ra, nhận học viên vào làm sau tốt nghiệp…

  • Bạn đang gặp rắc rối vì Tìm Việc khó khăn? Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!

Khó cả hai bên

Tạo quỹ phát triển dạy nghề

Tổng cục Dạy nghề đang nghiên cứu xây dựng quỹ phát triển dạy nghề nhằm hỗ trợ kinh phí cho những DN tham gia đào tạo nghề cho người lao động. DN nào không tham gia cũng phải đóng kinh phí cho quỹ. Ông Mạc Văn Tiến hy vọng quỹ này ra đời sẽ tạo động lực cho DN chủ động hơn trong vấn đề nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

 Ông Nguyễn Hữu Bình, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vinatex – TPHCM, cho biết nhà trường đã tích cực đến tận nơi để khảo sát nhu cầu của DN nhưng chỉ nhận được sự thờ ơ, lạnh nhạt. Ngoài ra, các đơn vị đào tạo cũng luôn tìm cách để học viên được tiếp cận, “xâm nhập” môi trường làm việc thực tế nhưng rất ít DN tạo điều kiện để nhà trường thực hiện điều này. “Mặt khác, trong thời kỳ hội nhập, công nghệ và trang thiết bị tại DN cập nhật liên tục thì rất khó cho cơ sở dạy nghề đáp ứng được khi kinh phí còn eo hẹp” – ông Nguyễn Hữu Bình trăn trở.
Trả lời vấn đề này, ông Trần Quang Hùng, nguyên tổng thư ký Hiệp hội DN điện tử Việt Nam, cho biết không phải DN “keo kiệt” trong vấn đề “xâm nhập” của các cơ sở dạy nghề mà do nhiều ngành nghề có tính chất đặc thù, bảo mật công nghệ, chẳng hạn như lĩnh vực điện tử, nên DN không thể làm khác hơn.

Đại diện một DN trong lĩnh vực dệt may cũng cho biết không phải DN bỏ qua công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động. Vấn đề là khi học xong, tay nghề vững vàng, người lao động lại đưa ra yêu sách, đòi hỏi tăng lương, lên chức… Nếu DN không đáp ứng được thì họ sẵn sàng nhảy sang DN khác. “Đây cũng là vấn đề nan giải của nhiều DN. Không đào tạo thì chất lượng nguồn nhân lực thấp, đào tạo lành nghề thì họ dứt áo ra đi” – đại diện DN này nói.

Cần thêm thông tin về các cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Danh Mục Khác

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>